TIN TỨC - BLOG
Nước nhiễm phèn là một tình trạng xảy ra phổ biến ở các hộ gia đình dùng nước giếng hoặc nước máy bơm. Khi nước bị nhiễm phèn, bạn sẽ thấy nước có màu vàng thay vì màu trắng trong. Và thường sẽ có mùi hôi tanh, uống vào gây cảm giác khó chịu vì có vị chua. Vậy nguyên nhân nào gây ra nước nhiễm phèn? Nó gây ra những hậu quả gì và cần phải xử lý nước nhiễm phèn như thế nào? Hãy cùng Hóa chất Gia Hoàng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này nhé!
Nước nhiễm phèn là tình trạng nước chứa những kim loại nặng vượt mức cho phép như Fe và Mn. Ngoài ra còn có phèn Al và các loại tạp chất khác. Khi bị nhiễm phèn, nước sẽ có màu vàng đục, có vị chua khi nếm và có mùi tanh. Nếu để nước bị nhiễm phèn trong vật chứa thì từ 10-15p sau sẽ thấy hiện tượng nước bị kết tủa và tạo thành một lớp váng nổi trên bề mặt.
Khi nước bị nhiễm phèn, các chỉ số trong nước như độ pH, tổng chất rắn, độ cứng của nước đều tăng lên vượt bậc. Bởi sự gia tăng vượt mức cho phép của các axit và kim loại trong nước. Như vậy, bạn cần phải xử lý nước nhiễm phèn thật cẩn thận mới được sử dụng. Nếu không lượng axit và kim loại dư thừa kia sẽ làm hại đến sức khỏe của bạn và gia đình.
Hình ảnh nước nhiễm phèn
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nước nhiễm phèn. Quý khách cần nắm rõ để loại bỏ những nguồn tác nhân gây nhiễm phèn nước. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu:
Đây là mối liên kết khắt khe giữa đất và nước. Khi một vùng đất bị nhiễm phèn thì nguồn nước tại khu vực đó có nguy cơ bị nhiễm phèn rất cao. Trường hợp này có thể dễ dàng thấy ở khu vực đồng bằng hoặc gần sông, ao hồ. Những khu vực này thường xuyên sử dụng phân bón hoặc có độ pH, độ mặn quá cao. Từ đó dẫn đến tình trạng nguồn nước sử dụng bị nhiễm phèn.
Khi nước bị ô nhiễm thì khả năng dẫn đến nước bị nhiễm phèn là rất cao. Nước ô nhiễm sẽ chứa những hóa chất vô cùng độc hại như: Amoni, Asen, Nitrit, H2S… Đây là những loại axit làm tăng độ pH và gây ra tình trạng phèn trong nước. Những axit này cực kỳ độc hái với con người, vì vậy mọi người nên lọc nước nhiễm phèn nhanh chóng và hiệu quả nhất để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hình ảnh nước bị nhiễm phèn
Đây là chất khi kết hợp với caption sẽ tạo nên hiện tượng phèn của nước. Vì vậy, quý khách cần chú ý hợp chất có công thức SO4-2 này.
Có rất nhiều cách nhận biết nước nhiễm phèn. Có thể nhận biết bằng mắt, bằng phương pháp thông dụng hoặc bằng thí nghiệm.
Như đã nói ở trên, nguồn nước nhiễm phèn sẽ có màu vàng dục, có mùi tanh và vị chua khó chịu. Để lâu sẽ bị kết tủa và nổi váng. Vì vậy bạn có thể dễ dàng nhận biết nước bị phèn bằng mắt thông qua các đặc điểm trên.
Thứ hai, bạn có thể sử dụng những phương pháp phổ biến sau. Đó là phương pháp thử nước bị nhiễm phèn bằng nhựa chuối hằng bằng nước chè. Đối với cách thử nhựa chuối, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt mủ của chuối vào nước, nếu nước chuyển sang màu đậm có nghĩa là đã bị nhiễm phèn.
Còn khi thử bằng nước chè, nếu nước thử phản ứng với nước chè cho ra màu tím sẫm. Thì chắc chắn nguồn nước nhà bạn đã bị nhiễm phèn nghiêm trọng. Bạn cần phải có cách xử lý nước nhiễm phèn ngay lập tức nếu không muốn mang bệnh vào người.
Tác hại của nước nhiễm phèn
Nước nhiễm phèn có tác hại rất nhiều đến cả cuộc sống hằng ngày, đồ dùng, đặc biệt là nguy hiểm đến sức khỏe người dùng. Nước bị nhiễm phèn khi sử dụng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng đồ dùng bị xỉn màu, ố vàng. Ví dụ như áo quần, thau rửa, bồn rửa hay nhà vệ sinh…Nó còn gây nên tình trạng hoen rỉ, ăn mòn những đồ dùng bằng kim loại.
Đối với sức khỏe con người, nước bị nhiễm phèn có tác hại cực kỳ lớn. Sử dụng nước có phèn lâu ngày sẽ dễ bị mắc các chứng bệnh dị ứng da, ung thư da. Đường ruột sẽ bị tổn hại rất nhiều dẫn đến tiêu chảy, viêm đường ruột. Nguy hiểm hơn là mắc các bệnh rối loạn về hệ thần kinh trung ương. Do đó, cần xử lý nước nhiễm phèn nhanh chóng nhất để có nguồn nước sử dụng an toàn.
Có nhiều cách xử lý nước nhiễm phèn mà bạn có thể tự làm được dễ dàng.
Sử dụng bình lọc: Đổ than hoạt tính vào bình lọc, cho nước nhiễm phèn chảy qua. Than hoạt tính sẽ hấp thụ các chất ô nhiễm, làm cho nước sạch hơn.
Than hoạt tính là giải pháp lọc nước nhiễm phèn hiệu quả, được rất nhiều gia đình sử dụng ở thời điểm hiện tại. Để có được tác dụng tối ưu, chúng ta có thể ứng dụng vào hệ thống lọc thô hoặc phương pháp làm thoáng.
Cụ thể, đối với hệ thống lọc thô, các vật liệu cần thiết sẽ được sắp xếp theo thứ tự là: Cát nhỏ - Than hoạt tính - Cát lớn - Sỏi nhỏ - Sỏi lớn. Giàn phùn sương sẽ được lắp đặt phía trên nhằm mục đích tạo kết tủa sát (III) khi mà sắt (II) tiếp xúc với không khí. Lớp sắt (III) sẽ bị lớp cát nhỏ giữ lại. Tiếp tục, nước sẽ được khử mùi hôi tanh sau khi đi thẩm thấu qua lớp than hoạt tính. Tiếp theo, lớp cát sỏi sẽ giữ lại những tạp chất lơ lửng. Cuối cùng nước sạch đủ tiêu chuẩn sẽ được dẫn ra ngoài.
Còn đối với giải pháp làm thoáng, chúng ta sẽ cần thiết kế một hệ thống bể 3 ngăn: ngăn lọc, ngăn lắng, ngăn chứa. Nguyên lí hoạt động như sau: Nước sẽ được phun mưa ở ngăn lắng, sắt (II) sẽ bị oxy hoá khử thành kết tủa sắt (III). Lượng kết tủa này sẽ được lắng 1 phần và phần lơ lửng còn lại sẽ bị giữ lại ở phần lọc. Ngăn lọc chứa lớp cát dày khoảng 20cm, đến 40cm lớp cát to và cuối cùng là than hoạt tính. Than hoạt tính có nhiệm vụ khử đi mùi tanh hôi của nước. Cuối cùng, nước sẽ đi đến lớp sỏi để lọc lần cuối trước khi được đưa ra sử dụng.
Để mua được than hoạt tính chất lượng cao với mức giá ưu đãi, quý khách hàng có thể đặt mua tại:
Than Hoạt Tính Dạng Bột, Ấn Độ, 25kg/bao
Có thể nói rằng, sử dụng hoá chất PAC là chất xử lý nước thải mang lại hiệu quả ưu việt nhất trong các cách xử lí nước nhiễm phèn hiện nay. Và tất nhiên, đây chính là sự lựa chọn của đa số các doanh nghiệp cấp nước sinh hoạt, cấp nước công nghiệp cho người dân và xí nghiệp.
Hoá chất PAC là loại hoá chất trợ lắng, tác dụng chính là keo tụ và kết lắng các cặn bẩn lơ lửng trong nước, đặc biệt là các nguồn nước nhiễm phèn. Những ưu điểm khi sử dụng PAC có thể kể đến như:
- Giúp ổn định độ pH trong nguồn nước.
- Tiết kiệm tối đa chi phí mua hoá chất để tăng độ kiềm.
- Giảm thể thích bùn trong quá trình xử lí.
- Kéo dài chu kì lọc, tăng độ trong của nguồn nước.
- Chỉ cần liều lượng rất nhỏ cũng đã mang đến hiệu quả cực cao. Tiết kiệm chi phí mua hoá chất cho doanh nghiệp.
- Có khả năng loại bỏ triệt để các tạp chất tan và không tan, loại bỏ hiệu quả các kim loại nặng.
- Hạn chế sự ăn mòn đường ống dẫn nước.
Để có được hiệu quả cao nhất khi sử dụng hoá chất PAC, doanh nghiệp cần tìm hiểu chính xác liều lượng và mức độ dùng. Cụ thể, cần pha hoá chất PAC với nồng độ từ 10 cho đến 20%, liều lượng này cần thay đổi linh hoạt để đáp ứng đủ lượng nước cần xử lí phèn.
sau khi pha loãng, cho hỗn hợp vào trực tiếp nguồn nước cần xử lí, tiến hành khuấy đều và để lắng. Tuy nhiên, sau khi xử lí bằng PAC, người dùng muốn sử dụng nước để uống thì phải đun sôi mới đảm bảo an toàn.
Để mua được hoá chất PAC chất lượng cao với mức giá ưu đãi, quý khách hàng có thể đặt mua tại:
Xem thêm: Tác dụng của chất keo tụ PAC trong xử lý nước thải
Đây là phương pháp xử lý dễ dàng và được dùng phổ biến nhất hiện nay. Vôi sẽ có tác dụng khử sắt trong nước nhiễm phèn. Bạn chỉ cần cho vôi vào nước và chờ khoảng 15-10p là hoàn thành. Với cách này, bạn có thể áp dụng cho cả nguồn nước bình thường và nước ngầm
Xử lý nước nhiễm phèn bằng vôi
Xem thêm: CaO - Vôi bột cao xử lý nước
Một cách ít ai biết đến nhưng cực kỳ hiệu quả là lọc nước nhiễm phèn bằng tro bếp. Bạn cho tro bếp vào nước, đợi tầm 20p. Phản ứng hóa học sẽ tạo ra sắt không tan lắng xuống dưới. Và bạn chỉ cần đợi lắng, phần nước ở trên có thể sử dụng được rồi.
Đây là một phương pháp xử lý nước nhiễm phèn hiệu quả và an toàn nhất hiện nay.
Bạn cần đầu tư cho gia đình một bộ máy lọc nước là có thể yên tâm sử dụng. Máy lọc nước hiện đại có khả năng lọc sạch phèn của nước bị nhiễm phèn. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy lọc nước với nhiều mức giá khác nhau. Nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn và trang bị cho gia đình một chiếc máy lọc nước để lọc nước nhiễm phèn.
Sử dụng máy lọc nước
Tham khảo thêm: #6+ phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi đơn giản, hiệu quả
Để phòng tránh hiện tượng nhiễm phèn ở nước, bạn nên xây dựng bể nước sinh hoạt dành riêng. Thường xuyên vệ sinh nơi vùng đất bạn đang sống, sinh hoạt và đặc biệt nên hạn chế sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu ở gần nguồn nước sử dụng. Thêm vào đó, bạn nên xử lý đất, nước bằng vôi thường xuyên 2 tháng/1 lần để tránh trường hợp nước bị nhiễm phèn.
Trên đây bài viết đã cung cấp một số thông tin chi tiết để quý khách có thể hiểu thêm về nước nhiễm phèn, những nguyên nhân, tác hại cùng một số cách xử lý nước nhiễm phèn nhanh chóng, hiệu quả. Hy vọng quý khách sẽ hiểu rõ và áp dụng những cách xử lý nước nhiễm phèn như trên đúng cách để có thể mang lại nguồn nước sạch, an toàn cho gia đình.
Xem thêm: