TIN TỨC - BLOG
Thí nghiệm Jartest nhằm xác định pH tối ưu cho quá trình keo tụ đối với từng màu của nước thải nhuộm đồng thời xác định liều lượng phèn tối ưu ứng với pH
Thí nghiệm Jartest là thí nghiệm xác định pH tối ưu cho quá trình keo tụ đối với từng màu của nước thải nhuộm đồng thời xác định liều lượng phèn tối ưu ứng với pH tối ưu cho từng màu đó. và xác định PAC tối ưu của quá trình keo tụ tạo bông trong một hệ thống xử lý nước thải.
Lượt xem: 18,196 lượtThí nghiệm Jartest là thì nghiệm xác định pH tối ưu cho quá trình keo tụ đối với từng màu của nước thải nhuộm đồng thời xác định liều lượng phèn tối ưu ứng với pH tối ưu cho từng màu đó, thí nghiệm này còn xác định PAC tối ưu của quá trình keo tụ tạo bông trong một hệ thống xử lý nước thải. Bài viết hôm nay nhằm bổ sung vào phần thông tin của seri bài viết “GIẢI THÍCH PHƯƠNG PHÁP KEO TỤ CHI TIẾT NHƯ MỘT BÀI LUẬN VĂN” để bạn đọc hiểu rỏ hơn về phương pháp keo tụ tạo bông trong hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm. Ngay sau đây tôi sẽ lấy một thí nghiệm Jartest thực tế của nhóm sinh viên và kỹ sư của trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ để làm cơ sở cho bài viết này.
Ảnh minh họa một mô hình thí nghiệm Jartest
Mô hình và hóa chất
Mô hình: Nghiên cứu quá trình keo tụ tạo bông được tiến hành trên mô hình Jartest. Mẫu thí nghiệm được đựng trong các cốc thuỷ tinh 500 ml. Hệ thống cánh khuấy có thể chỉnh được tốc độ vòng quay.
Hóa chất :
- PAC Phobinh (ký hiệu 1) 5%
- PAC Phobinh (ký hiệu 5) 5%
- PAC (ký hiệu X) 5%
- H2SO4 10%
- NaOH 10%
Nội dung nghiên cứu như sau
Xác định loại PAC thích hợp cho quá trình keo tụ, xác định điều kiện keo tụ tối ưu cho từng màu ( pH và PAC tối ưu), tiến hành đo đạc hiệu quả của keo tụ sau đó áp dụng kết quả nghên cứu vào trong hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm.
Trình tự thí nghiệm diễn ra như sau:
Thứ hai, 2016-3-10 11:36:34 GM+7
THÍ NGHIỆM JARTEST TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐƯỢC TIẾN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Đầu tiên là thí nghiệm test nhanh
- Lấy 400ml nước thải cho vào cốc nước thủy tinh.
- Giữ ở pH thường của nước thải, cho từ từ PAC vào cho đến khi keo tụ. Nếu không keo tụ ở pH thường thì lần lượt điều chỉnh lên pH = 7 và 8, tiến hành tương tự.
- Tiến hành lần lượt quá trình với từng loại PAC để so sánh hiệu quả của các loại PAC.
Tiếp theo tiến hành thí nghiệm xác đinh pH tối ưu
- Lấy 500ml mẫu nước vào các cốc thuỷ tinh.
- Cho cùng một liều lượng phèn (lượng phèn này được xác định dựa vào thí nghiệm test nhanh trước) vào các cốc.
- Phân chia cách khoảng pH và dùng NaOH hay H2SO4 để chỉnh pH tới các giá trị mong muốn. Tùy theo loại nước thải mà khoảng pH này thay đổi phù hợp. Đặt vào mô hình và cho khuấy ở tốc độ 100 vòng/phút trong vòng 1 phút.
- Sau đó, chỉnh tốc độ khuấy xuống 20 vòng/phút trong vòng 20 phút.
- Lắng trong 30 phút.
- Lấy mẫu nước trong phân tích COD và độ đục .
- Giá trị pH tối ưu được xem xét từ khả năng xử lý COD.
Sau đó tiến hành thí nghiệm xác định lượng phèn tối ưu:
- Lấy 500ml mẫu nước vào các cốc.
- Cho vào các cốc một lượng phèn khác nhau với độ lệch về lượng cách đều nhau.
- Dùng NaOH chỉnh pH về giá trị pH tối ưu xác định từ thí nghiệm pH tối ưu.
- Chế độ khuấy tương tự như thí nghiệm xác định pH tối ưu.
- Để lắng trong 30 phút.
- Phân tích COD và độ đục phần nước trong thu được sau quá trình lắng.
- Xác định hàm lượng phèn tối ưu.
Từ thí nghiệm trên đây bạn sử dụng các kết quả của quá trình nghiên cứu để đưa vào trong hệ thống xử lý, xem xét khả năng khi áp dụng vào trong hệ thống xử lý thực tế, đưa các điều kiện cụ thể để có thể áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế một cách khả thi. Tôi sẽ quay lại với bài viết mô tả toàn bộ các thí nghiệm Jartest đã tiến hành trong thời gian sớm nhất, cảm ơn đã theo giỏi bài viết này!
Xem thêm Chất PAC trong xử lý nước thải