TIN TỨC - BLOG
Trong hàm lượng nước thải thủy sản, người ta tìm thấy nhiều chất có hại, nếu những chất thải này không được xử lý đúng quý trình sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sau đây là một số phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản an toàn
Cùng với những lợi ích kinh tế, ngành chế biến thủy hải sản cũng thải ra môi trường một lượng nước thải khá lớn. Trong hàm lượng nước thải thủy sản, người ta tìm thấy nhiều chất có hại, nếu những chất thải từ chế biến thủy hải sản không được xử lý đúng quý trình sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bài viết hôm nay, Công ty Gia Hoàng xin gửi đến các doanh nghiệp một số phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản an toàn, hiệu quả triệt để.
Nước thải thủy sản phát sinh từ sản xuất
Nước thải thủy hải sản là nước thải phát sinh từ nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất:
Nước thải thủy sản từ sinh hoạt: Đây là nguồn nước thải từ các khu vực vệ sinh, khu vực nhà ăn và bếp. Trong nước thải sinh hoạt thì thường chứa một số chất dinh dưỡng, chất tẩy rửa, các chất rắn lơ lửng và cặn bã.
Nước thải thủy sản từ sản xuất: Đây là nguồn nước thải từ rửa trang thiết bị máy móc, nước vệ sinh từ các khu chế xuất, vệ sinh nhà xưởng. Trong nước thải sản xuất chứa nhiều thành phần chất hữu cơ, chất béo, protein, chất cặn bã, các vi sinh vật, dầu mỡ, chất rắn lơ lửng. Đây được xem là nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường.
Các thành phần có trong nước thải thủy sản gồm:
Lưu ý: BOD: Là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ.
COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa tất cả các chất hóa học, bao gồm cả chất hữu cơ và vô cơ.
Nước thải thủy sản gây ô nhiễm môi trường
Chế biến thủy sản đang giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống sản xuất kinh tế của nước ta. Song, vấn đề xử lý nước thải chế biến thủy sản lại khiến nhiều người lo ngại.
Thành phần có trong nước thải thuỷ sản gồm có máu cá, mỡ cá, tạp chất lơ lửng, BOD cao, chứa các chất như cacbohydrat, protein, chất béo… khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ.
Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu…
Các loài vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán từ trong nội tạng của nguyên liệu thủy sản khi được thải ra môi trường sẽ gây bệnh trực tiếp lên các loài động – thực vật thủy sinh. Đồng thời nếu con người ăn phải các loài động – thực vật thủy sinh sẽ bị mắc các bệnh về đường ruột.
Trong quá trình phân giải chất hữu cơ của các vi sinh vật hiếu khí cũng sinh ra khí CH4, CO2, NH3. Đây chính là nguyên nhân gây ra mùi hôi khó chịu trong không khí.
4.1 Sử dụng song chắn hoặc lưới
Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng phương pháp này được dùng để loại bỏ các vật rắn kích thước lớn bao gồm những chất lơ lửng. Lọc qua song chắn hoặc lưới chắn là bước xử lý sơ bộ nhằm khử tất cả các tạp chất có thể gây ra sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản như làm tắc bơm, đường ống hay kênh dẫn.
Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Phương pháp này lợi dụng khả năng phân huỷ các hợp chất hữu cơ của vi sinh vật hiếu khí. Do đó trong điều kiện nhân tạo, để nâng cao hiệu suất xử lý người ta bổ sung liên tục ôxy và duy trì nhiệt độ trong khoảng 20-40oC.
Phương pháp kị khí được dùng để xử lý nước thải ô nhiễm chất hữu cơ cao cũng như lên men bùn cặn sinh ra trong quá trình xử lý bằng phương pháp sinh học. Đây là phương pháp cổ điển nhất dùng để ổn định cặn trong đó các vi khuẩn yếm khí phân huỷ các chất hữu cơ.
Sử dụng bùn vi sinh xử lý nước thải thủy sản
Hiện nay sử dụng những loại vi sinh xử lý nước thải là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao. Vi sinh xử lý nước thải chế biến thủy sản được dùng phổ biến nhất hiện nay là Bùn vi sinh, vi sinh dạng lỏng, vi sinh dạng bột, Men vi sinh xử lý nước thải EcoClean, Men vi sinh xử lý nước thải Boi-EM.
Một trong những tác dụng của việc sử dụng vi sinh xử lý nước thải thủy sản như:
Như chúng ta đã biết nước thải thủy sản sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường sống của con người nếu không xử lý đúng cách. Một hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học đang mang lại hiệu quả cao.
Hóa chất xử lý nước thải là quá trình sử dụng các chất hóa học khi tác dụng với các chất độc, dầu mỡ,… có trong nước thải. Quá trình phản ứng giữa các chất hóa học và nước thải sẽ tạo ra các chất cặn bã, chất khí và nước an toàn. Sau quá trình đó kết thúc, sẽ tạo ra nguồn nước an toàn trước khi xả ra nguồn để đảm bảo an toàn cho con người và hệ môi trường sinh thái.
Xem thêm: #6+ Cách xử lý ao cá bị ô nhiễm đơn giản và hiệu quả nhất
Sử dụng hóa chất keo tụ Poly Aluminium Chloride xử lý nước thải thủy sản
Pac Việt Trì (PAC) có công thức tổng quát là [Al2(OH)nCl6.nxH2O]m. Đây là một loại phèn nhôm PAC thế hệ mới, tồn tại ở dạng cao phân tử hay còn được gọi là chất keo tụ, chất trợ lắng, được sử dụng trong quá trình xử lý nước thải, nước cấp hoặc nước trong nuôi trồng thủy hải sản.
PAC Việt Trì ở dạng bột có màu trắng ngà, tan hoàn toàn trong nước và có thể lưu trữ lâu dài được ở điều kiện thường. Hóa chất này có hàm lượng nhôm khoảng 28 - 31%, tăng hiệu quả cho quá trình keo tụ các cặn bẩn trong nước và nước thải, làm sạch các loại nước một cách hiệu quả để bảo vệ môi trường.
pH ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình xử lý sinh học. Vì vậy điều chỉnh pH về mức thích hợp là cần thiết trong quá trình xử lý nước thải. Điều chỉnh pH chủ yếu là bổ sung dung dịch kiềm hoặc acid. Hóa chất thường sử dụng nâng pH: hóa chất xút vảy Natri hydroxyt (NaOH); giảm pH: Axit sunfuric.
Xút vảy NaOh
Trong quá trình xử lý nước thải, Natri hydroxyt - xút Ấn Độ thường được sử dùng để làm tăng độ pH. Đối với phản ứng trung hòa pH, NaOH giúp tạo các hydroxit nhằm loại bỏ các kim loại nặng, tăng độ ph trong tháp khử Nitơ Stripping, trong phản ứng xử lý Xyanua,...
Hóa chất H2SO4 98%- Sulphuric Acid 98%
H2SO4 98% dùng để lọc tạp chất, cải thiện mùi vị của nước, trung hòa pH, và loại bỏ các ion Mg2+, Ca2+ có trong nước thải.
Hóa chất ngành thủy sản Chlorine
Khử trùng là công đoạn cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải cũng là công đoạn quan trọng trong hệ thống xử lý. Hóa chất sử dụng để khử trùng là Chlorine.
Có hai dạng Chlorine là NaOCl (Natri hypochlorite) và Ca(OCl)2 (Calcium hypochlorite). Chlorine thường được dùng để khử trùng nước, ao nuôi và dụng cụ vì có tính độc với tất cả các vi sinh vật.
Chlorine được sử dụng chủ yếu trong ngành nuôi trồng thủy hải sản (ao nuôi tôm, cá,...) để diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Chlorine sẽ có tác dụng mạnh hơn nếu hoạt động trong môi trường pH thấp.
Ngoài ra một số loại hóa chất khác có thể kể đến như Polymer cation C1492 hay Polymer Anion KMR,...
Công ty nhập khẩu hóa chất Gia Hoàng - Ghgroup.com.vn là một trong những đơn vị chuyên cung cấp hóa chất xử lý nước thải ngành thủy sản chính hãng trên toàn quốc.
Danh mục các loại hóa chất xử lý nước thải của công ty chúng tôi như sau: Hóa chất NaOH 99%, Axit các loại, hóa chất xử lý nước Polymer cation, hóa chất xử lý nước Polymer anion, PAC – keo tụ, hóa chất xử lý nước thải FeSO4.7H20 - Phèn sắt sunfat.
Ngoài ra, Công ty Gia Hoàng còn nhập khẩu và phân phối các loại sản phẩm hóa chất cho các ngành công nghiệp khác nhau như: Dệt nhuộm, Sản xuất Giấy, Sản xuất Xi mạ... với các dòng hóa chất đa dạng chủng loại, giá thành cạnh tranh được nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, EU... và các loại hóa chất thông dụng được sản xuất tại Việt Nam.
Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành nhập khẩu và phân phối hóa chất, Gia Hoàng cam kết cung cấp cho quý khách hàng các loại hóa chất phù hợp nhất, chất lượng cao nhất, phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.
Để có được những sản phẩm chất lượng theo đúng yêu cầu, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại và website để được tư vấn chi tiết về sản phẩm.
Truy cập website: ghgroup.com.vn
Fanpage: Hóa chất Gia Hoàng
Hoặc liên hệ hotline: 0916047878
Chúng tôi hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!