TIN TỨC - BLOG
Mỗi năm ngành chăn nuôi xả ra môi trường một khối lượng nước thải khổng lồ. Nước thải chăn cần xử lý đúng cách. Sau đây, Công ty Gia Hoàng sẽ giới thiệu một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi đơn giản, hiệu quả
Ngành chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân, giúp tăng thu nhập cho người nông dân. Nhưng mỗi năm ngành chăn nuôi xả ra môi trường một khối lượng nước thải khổng lồ. Nước thải chăn nuôi nếu không xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường. Sau đây, Công ty Gia Hoàng sẽ giới thiệu một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi đơn giản, hiệu quả.
Nguồn gốc phát sinh ra nước thải chăn nuôi chủ yếu từ việc tắm cho gia súc
Nguồn gốc phát sinh ra nước thải đối với ngành chăn nuôi chủ yếu từ nước tiểu của gia súc; nước tắm cho gia súc; nước rửa chuồng trại, thức ăn dư thừa…
Nguồn nước thải chăn nuôi là một nguồn nước thải có chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ, virus, vi trùng, trứng giun sán…
Nhóm các chất hữu cơ: Trong nước thải chăn nuôi, hợp chất hữu cơ chiếm 70–80% gồm cellulose, acid amin, protit, chất béo, hidratcarbon.
Nhóm các chất vô cơ: Các chất vô cơ chiếm 20–30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium, muối clorua, SO42-.
Nhóm sinh vật gây bệnh: Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus trứng ấu trùng giun sán gây bệnh.
Nhóm Nitơ và photpho (N và P): Khả năng hấp thụ N và P của các loài gia súc, gia cầm rất kém, nên khi ăn thức ăn có chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu. Trong nước thải chăn nuôi thường chứa hàm lượng N và P rất cao. Hàm lượng N-tổng trong nước thải chăn nuôi 571 – 1026 mg/L, Photpho từ 39 – 94 mg/L.
Ngày nay, ngành chăn nuôi nước ta đang có những dịch chuyển nhanh chóng từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho người dân. Tuy nhiên, việc xử lý nước thải chăn nuôi tại Việt Nam chưa thực sự đạt hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường.
Nước thải chăn nuôi nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nguồn nước
Việc xả thải trực tiếp chất thải rắn và nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý, khiến các chất hữu cơ, mầm bệnh và dư lượng hóa chất từ phân thải ra theo các dòng nước và đi vào kênh rạch, sông ngòi tại địa phương gây ô nhiễm nguồn nước.
Chất thải động vật từ các trang trại chăn nuôi thải trực tiếp trên đất nông nghiệp mà không có một kế hoạch quản lý dinh dưỡng thích hợp đã gây ra vấn đề quá tải phân cho đất. Bên cạnh nồng độ cao các chất dinh dưỡng như nitơ và photpho, thức ăn công nghiệp cũng chứa hormone tăng trưởng, kháng sinh, và một số kim loại nặng có thể gây ô nhiễm đất.
Sự phân hủy chất thải chăn nuôi tạo ra CO2 , NH3 , CH4 , H2S, vi khuẩn, nội độc tốt, các hợp chất hữu cơ bay hơi gây ra các chất có mùi hôi và những phân tử hạt mịn và có rủi ro phát tán bệnh dịch.
Phân động vật và lượng nước thải lớn từ cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có chứa các loại virus, vi khuẩn và ký sinh trùng mà có thể được truyền sang người và gây ra các bệnh nghiêm trọng hoặc có khả năng bùng phát dịch bệnh. Một trong những bệnh lây truyền trong không khí là cúm gia cầm gây ra bởi virus cúm gia cầm A động lực cao (H5N1).
Việc xử lý nước thải không hợp lý, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỉ lệ mắc bệnh, năng suất không cao.
Hiện có rất nhiều các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi đã được áp dụng nhằm giảm thiểu những tác động xấu do ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi gây ra. Sau đây, Công ty Gia Hoàng xin gửi đến một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi đơn giản mà hiệu quả, được nhiều cơ sở chăn nuôi trên cả nước áp dụng.
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng biogas
Biogas hay còn gọi là khí sinh học là một dạng khí hỗn hợp được sinh ra từ quá trình phân hủy kỵ khí của phân động vật và những hợp chất hữu cơ lên men dưới tác động của các vi sinh vật. Khí biogas sinh ra trong quá trình lên men, được thu hồi và sử dụng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống như dùng để chạy máy phát điện.
Ngoài ra, xử lý yếm khí (biogas) để chuyển chất thải hữu cơ thành gas sinh học: ngăn chặn ô nhiễm môi trường, tiêu diệt mầm bệnh trong chăn nuôi trang trại.
Đây là một trong những phương pháp được khá nhiều cơ sở chăn nuôi áp dụng. Phương pháp này sử dụng chủ yếu bã phế thải thực vật (lá cây và cỏ) và phân của động vật, sau đó dùng tấm ni lông, bạt… để phủ kín đống phân ủ. Nhờ quá trình lên men và nhiệt độ tự sinh của đống phân ủ sẽ tiêu diệt được phần lớn các mầm bệnh nguy hiểm. Trong phân ủ có chứa chất mùn làm đất tơi xốp, tạo nên phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng.
Trong nước thải chăn nuôi các hợp chất hữu cơ chiếm 70 – 80 % protit, axit amin, chất béo, hydrat cacbon... dễ phân hủy sinh học và có hàm lượng dinh dưỡng cao, do đó xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp này là phù hợp nhất.
Trong nước thải chăn nuôi còn chứa nhiều chất hữu cơ, chất vô cơ dạng hạt có kích thước nhỏ, khó lắng, khó có thể tách ra bằng các phương pháp cơ học thông thường vì thế có thể sử dụng hóa chất để xử lý nước thải. Các chất thường sử dụng là phèn nhôm, phèn sắt, phèn bùn,… kết hợp với polymer trợ keo tụ để tăng quá trình keo tụ.
Xem thêm: 6+ Cách xử lý nước nhiễm mặn tốt nhất hiện nay
Sử dụng hóa chất PAC
Hóa chất PAC Đây là chất keo tụ, trong xử lý nước cấp, nước thải, nước nuôi trồng thủy sản, nước thải chăn nuôi, giúp kết lắng các hợp chất keo tụ và các chất lơ lửng, loại bỏ chất hữu cơ, vi khuẩn, virus có trong nước.
Ưu điểm của hóa chất keo tụ PAC
Polytetsu là chất keo tụ gốc sắt có công thức chung dưới dạng [Fe2(OH)n(SO4)3-n/2]m. Nó được sử dụng như một chất keo tụ và khử mùi trong xử lý nước thải.
Ưu điểm của hóa chất keo tụ Polytetsu
Sử dụng hóa chất xút vảy NAOH
Xút vảy NaOH khi ở dạng tinh khiết sẽ tồn tại dưới nhiều dạng: Dạng viên, dạng vảy đục không màu hoặc có thể tồn tại dưới dạng dung dịch bão hòa 50%.
Trong xử lý nước thì hóa chất chứa Natri được dùng với mục đích điều chỉnh độ pH và tái sinh nhựa trao đổi ion. Ngoài ra, còn được dùng để trung hòa và khử cặn trong đường ống.
Ưu điểm hóa chất xút vảy NAOH
Polymer anion kmr A1110 có công thức hoá học là [-CH2-CH(CONH2)-]n. Đây là loại polymer cao phân tử mang điện tích âm. Đây là sản phẩm phổ biến thuộc nhóm hóa chất công nghiệp và được sử dụng cực kỳ phổ biến trong lĩnh vực xử lý nước thải và nước cấp sinh hoạt hằng ngày.
Ưu điểm của hóa chất Polymer anion kmr A1110
Xem thêm: Chất kết dính Polymer Cation KMR xử lý nước
Khi tiến hành xử lý nước thải chăn nuôi bằng hóa chất cần phải mặc đồ bảo hộ và kiểm tra chúng cẩn thận để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng.
Đọc kỹ nhãn mác và bảng dữ liệu an toàn của vật liệu trước khi sử dụng bất cứ một loại hóa chất nào.
Trong quá trình sử dụng hóa chất không được ăn uống và sau khi tiếp xúc với bất kỳ hóa chất nào, hãy rửa với xà phòng và nước.
Chuẩn bị các thiết bị y tế cần thiết phòng trường hợp có sự cố bất ngờ xảy ra.
Nếu bạn đang có nhu cầu mua hóa chất xử lý nước thải chăn nuôi hãy đến Công ty TNHH TM DV XNK Gia Hoàng - Ghgroup.com.vn. Chúng tôi là một trong những đơn vị chuyên nhập khẩu các loại hóa chất với số lượng lớn tại Việt Nam, là một trong các đối tác chiến lược của các tập đoàn sản xuất hóa chất lớn tại Trung Quốc.
Công ty chúng tôi nhập khẩu và phân phối các loại sản phẩm hóa chất cho các ngành công nghiệp khác nhau như: Dệt nhuộm, Sản xuất Giấy, Sản xuất Xi mạ, nước thải sinh hoạt... với các dòng hóa chất đa dạng chủng loại, giá thành cạnh tranh được nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, EU... và các loại hóa chất thông dụng được sản xuất tại Việt Nam.
Để có được những sản phẩm chất lượng theo đúng yêu cầu, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại và website để được tư vấn chi tiết về sản phẩm.
Truy cập website: ghgroup.com.vn
Fanpage: Hóa chất Gia Hoàng
Hoặc liên hệ hotline: 0916047878